Chân dung 10 cô gái ngã 3 Đồng Lộc anh hùng được dựng lại bằng AI

Chân dung 10 cô gái ngã 3 Đồng Lộc phục dựng bằng AI đã tái hiện lại 10 cuộc đời ở tuổi thanh xuân rực rỡ nhất. Đằng sau mỗi chân dung là những ký ức xúc động.

Chân dung 10 cô gái ngã 3 Đồng Lộc phục dựng bằng AI là một phần demo trong dự án nhằm phục dựng “di sản số” của tất cả các liệt sĩ trên toàn quốc. Dự án do 3 chàng trai Hà Nội Nguyễn Công Cường, Nguyễn Văn Khánh và Lê Công Thành thực hiện.

Dự án bắt đầu với chân dung của liệt sĩ Võ Thị Hà, người em út của Tiểu đội 4, hy sinh khi mới tròn 17 tuổi. Gác lại những ước vọng về con đường học hành để lên đường vào TNXP, đến với Ngã ba Đồng Lộc, nơi “tọa độ lửa” khốc liệt, lần nào về thăm nhà, liệt sĩ Võ Thị Hà cũng mang theo một vài quyển truyện để đọc
Do nhỏ tuổi nhất nên Võ Thị Hà được các chị trong đội thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc chiều, coi như em út, không cho Hà làm việc nhẹ. Hà hay nghĩ ngợi, thi thoảng ngồi trầm tư, những lúc ấy, các chị lại tâm tình, động viên Hà.
Chân dung liệt sĩ Trần Thị Rạng. Chị sinh ra tại xóm chài Thọ Thủy, Đức Vĩnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Thời thơ ấu theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ngày 3/11/1967, chị vào Thanh niên xung phong. Ngoài giờ ra trận địa, Rạng cùng chị em làm toán, làm văn, tập hát, lúc nghỉ giải lao lại trêu đùa đại đội trưởng và mấy anh lái xe ủi. Chị hy sinh khi 18 tuổi.
Chân dung liệt sĩ Trần Thị Hường. Chị Hường là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị hy sinh năm 1953 ở mặt trận, khi Hường mới 4 tuổi. Hai năm sau, mẹ đi lấy chồng, Hường ở với bà ngoại và cậu mợ tại xóm Đông Quế, thị xã Hà Tĩnh. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả Đại đội 522.
Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Xuân. Chị nhập ngũ năm năm 1967. Theo anh Lê Công Thành, một trong những người tham gia dự án, việc tái hiện lại chân dung 10 cô gái anh hùng tại Hà Tĩnh là bước đầu tiên thuộc giai đoạn 2 của dự án xây dựng website lietsi.com – dự án số hóa thông tin về liệt sĩ lớn nhất nhì Việt Nam mà anh và các cộng sự đã bắt tay thực hiện 11 năm về trước
Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Nhỏ. Bố mẹ chị mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái: chị Miên và Nhỏ. Chị Miên thay bố mẹ nuôi chị Nhỏ từ bé. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày một ác liệt, chị Nhỏ xin vào Thanh niên xung phong. Chị hy sinh năm 24 tuổi, khi chưa lập gia đình.
Chân dung liệt sĩ Hồ Thị Cúc qua sự tái hiện của công nghệ AI. Chị Cúc là Tiểu đội phó Tiểu đội 4 anh hùng. Tháng 7/1965, chị Cúc tình nguyện lên đường gia nhập Thanh niên ba sẵn sàng. Chị và chị Võ Thị Tần cùng ở chung đơn vị suốt 3 năm, cùng được kết nạp Đảng ngày 3/2/1967. Lúc hy sinh, chị Cúc nấp vào hố cá nhân nên mọi người chỉ tìm được 9 cô gái trong hầm, phải 3 ngày sau mới tìm được thi hài chị ở cách chỗ 9 cô gái kia hy sinh vài chục mét.
Chân dung liệt sĩ Hà Thị Xanh. Theo lời kể lại, làm việc gì cũng xốc vác, chị Xanh hay nhận việc khó về mình. Một lần được nghỉ phép, chị Xanh đã rủ bạn cùng đơn vị về nhà mình chơi. Bức ảnh này cũng được phục dựng trên nguyên mẫu bức ảnh hiện đang được khắc trên bia mộ của chị tại Đồng Lộc.
Chân dung liệt sĩ Dương Thị Xuân dưới góc nhìn AI. Các chuyên gia cho hay, trí tuệ nhân tạo sẽ dựa trên những nét cơ bản trong ảnh gốc, từ đó “điền” vào các chi tiết còn thiếu. Điểm nổi bật của công nghệ này là giúp giữ nguyên các nét biểu cảm của nhân vật như khi còn sống.
Việc phục dựng chân dung 10 nữ thanh niên xung phong đã hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) nằm trong giai đoạn 2 của dự án số hóa “di sản số” về các liệt sĩ do nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin bắt tay thực hiện từ khoảng tháng 3/2023. Dựa trên các bức ảnh còn sót lại, các chuyên gia sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục dựng từng phần chân dung, trước khi đưa nhân vật vào bối cảnh cụ thể. Trong ảnh, liệt sĩ Võ Thị Tần (sinh năm 1944), người “chị cả” của Tiểu đội 4.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục