Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một bậc kỳ tài được người đời sau gọi là “Thương Thánh”, ngầm hiểu là ông Tổ của nghề kinh doanh, đó là Đào Chu Công, Phạm Lãi. Ông là một trong số ít nhân vật lịch sử của Trung Hoa thành công trong cả 3 lĩnh vực: quan trường, tình trường, và thương trường
Chốn quan trường chính trị, Phạm Lãi là mưu thần quan trọng giúp cho Việt Vương Câu Tiễn xoay chuyển càn khôn, thắng ngược Ngô Phù Sai. Ông chính là người hiến kế mỹ nhân, dâng Tây Thi cho Ngô Phù Sai khiến Ngô vương ngày đêm ham mê tửu sắc mà lơ là chuyện chính sự dẫn đến hoạ diệt vong của nước Ngô.
Nơi tình trường, Phạm Lãi hào hoa chiếm chiếm trọn trái tim của đại mỹ nhân đương thời là Tây Thi, dù cho Tây Thi đã từng gần gũi Ngô Phù Sai và Việt Vương Câu Tiễn, dù cho khi đó Phạm Lãi đã có gia thất.
Trên thương trường, Sử gia Tư Mã Thiên ghi rằng: “Phạm Lãi dời chuyển ba lần đều có vinh hiển”. Cả 3 lần ra thương trường kinh doanh ông đều thành công vượt bậc trở thành bậc đại phú với những triết lý kinh doanh để đời. Sau cả 3 lần đó, ông đều tặng hết gia tài cho thiên hạ.
Một trong những tư tưởng kinh doanh để đời của Đào Chu Công Phạm Lãi chính là “làm ăn buôn bán cần tập trung vào sở trường của mình và dựa theo thời cơ chứ không phải đi cạnh tranh với người khác.”. Cho đến ngay nay, tư tưởng kinh doanh này vẫn còn vô cùng đúng đắn. Theo Phạm Lãi thì thương trường là nơi mỗi người đều có cơ hội thể hiện ưu điểm của mình, bạn có sở trưởng của bạn, tôi có sở trường của tôi. Thay vì nghĩ cách cạnh tranh kèn cựa nhau thì nên tập trug vào phát triển sở trường của mình. Thành công và kết quả tốt đẹp sẽ đến với những người nỗ lực hơn và thông hiểu thời cuộc hơn. Đó là việc nghiên cứu thời tiết, khí hậu, dân tình, phong tục,… mà đưa ra kế sách kinh doanh cho phù hợp. Với những tư tưởng kinh doanh cấp tiến của mình, Phạm Lãi đã 3 lần trở thành bậc đại phú xen lẫn giữa những khoảng thời gia ông tham gia chính trường. Người đời sau mãi coi ông là “Thương Thánh” như là ông Tổ của nghề kinh doanh vậy.
Ấy vậy mà, cho đến ngày nay, rất nhiều thương nhân Việt Nam trong kinh doanh vẫn luôn lấy cạnh tranh làm trọng. Tiểu thương ngoài chợ thì tìm mọi cách làm hại lẫn nhau, mong thiệt người lợi mình. Nhiều doanh nghiệp lớn quên cả tập trung vào thế mạnh nội tại chỉ để đi “ganh” với “kiện” đối thủ như sự việc Vinasun kiện Grab. Thử hỏi đến cuối cùng, ai lợi, ai hại? Muôn đờ nay, có ai giàu to, có doanh nghiệp nào lớn mạnh bền vững nhờ cạnh tranh kèn cựa mà nội lực không hề có sức mạnh.
- .https://kinhtehaiphong.vn/con-robot-con-nguoi-va-con-vat/
- .https://kinhtehaiphong.vn/nhung-cong-trinh-tram-ty-dong-bo-hoang-tai-hai-phong/
Trong tư duy kinh doanh của một bộ phận không nhỏ thương nhân VN hiện nay luôn đề cao khái niệm “chiến lược cạnh tranh” do mấy ông thầy lắm chữ nhồi nhét vô. Trong khi TG chỉ có 3 loại chiến lược chính: khác biệt, dẫn đầu và tập trung thì người Việt đã đưa ra một loạt chiến lược cạnh tranh giành giật với đối thủ, làm cho cái đầu luôn trong trạnh thái tạp niệm đấu đá vật lộn không ngừng. Dành thời gian để nghĩ ra cách phát triển sản phẩm dịch vụ thì ít mà nghĩ ra cách hãm hại lẫn nhau thì nhiều. Thương nhân VN luôn đau đầu vì sự sinh tồn của mình, nhưng thử hỏi cho đến nay VN có được mấy phát minh đóng góp vào nền văn minh thế giới?
Phải chăng cái tư duy đó chúng ta bị ảnh hưởng bởi “người anh lớn” ở kế bên. Khi mà ở đất nước họ có rất nhiều bậc thánh nhân, bậc kỳ tài dậy về đạo đức và phẩm hạnh thì hậu bối lại luôn thích làm ngược lại. Họ gọi cuộc thương chiến với Mỹ là “chiến tranh thương mại” nhưng người Mỹ không cho là vậy, “người Mỹ chỉ đòi hỏi lại quyền lợi chính đáng của họ mà thôi”.
Nhìn sang những nước phát triển như ở Nhật, Hàn, châu Âu, Mỹ,… sẽ rất khó thấy được cảnh 2 thương nhân đứng chống nạnh chửi nhau bằng vô vàn lời lẽ tổng xỉ vả kinh hồn bạt vía. Còn ở VN thì những ch kiểu vậy có thiéu gì. Ngay cả đến nhiều người làm công sở trong những bộ đồ lịch sự cũng sẵn sàng “nói chuyện kiểu hàng cá hàng thịt” với nhau bất cứ lúc nào cơ mà. Có câu nói rằng “suy cho cùng thì chửi bới chính là sự bạc nhược, bất lực của trí tuệ”.
Đào Chu Công Phạm Lãi đã cùng Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, sống phận lưu đày tại nước Ngô mà không lời than oán. Nhưng ông cũng đã sớm nhìn ra con người thật của Việt Vương Câu Tiễn là kẻ lòng dạ hẹp hòi, đầy nghi ngờ, hiểm ác và sớm nhận ra một sự thật “hết thỏ thì giết chó săn”. Việt vương là người có chung hoạn nạn mà không thể chung vui nên sau khi giúp Việt Vương hoàn thành đại nghiệp, ông đã sớm xa rời vinh hoa phú quý, bổng lộc chốn quan trường mà mai danh ẩn tích, đổi tên họ, lấy tên là Đào Chu Công.