Thái Phiên, nhà cách mạng tài ba trong lịch sử Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều con phố được đặt từ tên của các nhân vật lịch sử, các nhà văn nổi tiếng hay những người hoạt động cách mạng lỗi lạc,… Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết được họ là ai và cuộc đời của họ như thế nào. Bài viết sau đây, https://kinhtehaiphong.vn/ sẽ giới thiệu cho bạn một nhân vật rất nổi tiếng, có rất nhiều con phố được đặt từ tên của nhân vật này. Đó chính là là nhà cách mạng Thái Phiên.

Thái Phiên là một nhà hoạt động cách mạng, sinh ra tại làng Nghi An, tổng Phước Tường, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, tên thật là Thái Văn Soạn, hiệu Nam Xương, mỹ tự là Phiên, tên cách mạng gọi là Thái Phiên. Lúc còn thiếu thời theo đòi Nho học, về sau ông xuống Đã Nẵng học thêm Tây học.

Thái Phiên nổi tiếng thông minh, sống tại một vùng đất thuộc địa của Pháp, ông đã chứng kiến tận mắt những nỗi đau lòng của người dân mất nước, từ đó hình thành lòg căm thù đối với giặc Pháp cướp nước và bè lũ tay sai của chúng.

Nói đến những hoạt động ban đầu của Thái Phiên không thể không kể đến cuộc đấu tranh giành giữ đất Cấm Đình ở làng Nghi An, huyện Hòa Vang chống lại bọn tư sản Pháp cướp đất lập đồn điền vào tháng 9 năm1904. Cuộc đấu tranh trên đều có sự tham gia của hai cha con Thái Phiên, lúc đó Thái Phiên mới 22 tuổi, giàu lòng yêu nước và gan dạ khi phản kháng lại cường quyền.

Tháng 5 năm 1905, Duy Tân hội ra đời và hai nhân vật chủ yếu sáng lập ra tổ chức này là Tiểu La Nguyễn Thành và Phan Bội Châu. Thái Phiên góp mặt trong hàng ngũ những yếu nhân của Duy tân hội, được Phan Bội Châu tin cậy. Trong suốt thời gian 10 năm đầu, hoạt động của Thái Phiên ở thời kỳ Duy Tân hội – Đông Du được diễn ra thầm lặng, bí mật.

Từ năm 1909 trở đi, sau khi Đỗ Đăng Tuyển – một yếu nhân của Duy Tân hội ở Quảng Nam bị bắt thì một mình Thái Phiên phải lo gây dựng lại tổ chức Duy tân hội ở Quảng Nam, đồng thời bắt liên lạc với Lê Ngung để gây dựng lại tổ chức Duy tân hội ở tỉnh Quảng Ngãi.

Đến khi Phan Bội Châu chủ trương chuyển Duy tân hội sang tổ chức Việt Nam Quang Phục hội, hầu hết những người tham gia Duy Tân hội, chống thuế năm 1908 hay “Học hội Quảng Nam” còn sống sót đều tập hợp xung quanh Thái Phiên. Cụ Phan Bội Châu đã xác nhận vai trò trung tâm của Thái Phiên đối với hoạt động yêu nước ở Trung Kỳ. Ông cùng với Lê Ngung (Quảng Ngãi) trở thành yếu nhân tập hợp lực lượng yêu nước.

Thái Phiên là một trong hai thủ lĩnh xuất sắc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của Việt Nam. Giữa đêm 3/5/1916, cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng kế hoạch bị bại lộ từ Quảng Ngãi, do đó thực dân Pháp đã có lệnh đề phòng, chuẩn bị đối phó. Lại thêm vào giờ chót, lực lượng khởi nghĩa bị một thành viên phản bội, mật báo cho Khâm sứ Pháp. Thế là cuộc mưu khởi bị dập tắt từ trong trứng nước. Cả nhà vua và Trần Cao Vân, Thái Phiên đều bị bắt trên đường đào thoát ở ngoại ô Huế. Vua Duy Tân sau đó bị đày sang đảo Réunion. Trần Cao Vân, Thái Phiên và Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu bị chém ở pháp trường An Hòa (gần Huế) vào ngày 17-5-1916.

Tuy bị thực dân Pháp nhanh chóng đàn áp, dập tắt nhưng cuộc khởi nghĩa đã có tác động to lớn đến thời cuộc trong nước và quốc tế lúc bấy giờ và để lại dấu ấn trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Thái Phiên, Trần Cao Vân và các thủ lĩnh Việt Nam Quang Phục hội đã xây dựng nguồn kinh tài dồi dào cho các hoạt động: tuyển mộ, vận động binh lính địch, tuyển mộ dân binh… Cuộc đời và sự nghiệp của các ông đã trở thành niềm tự hào của đất nước, của quê hương, góp phần tô điểm cho truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân xứ Quảng, của thành phố Đà Nẵng.

Sau khi Thái Phiên mất, tháng 6 năm 1925, bà Trương Thị Dương, người cùng hoạt động trong Việt Nam Quang Phục Hội đã bí mật đưa hài cốt của ông và Trần Cao Vân từ An Hòa về chôn gần tháp Hòa thượng Kiết Mao thuộc xã Thủy Xuân. Sau đó 11 ngày, việc cải táng có nguy cơ bị bại lộ, bà Dương lại từ Quảng Trị vào, ban đêm bí mật đào hài cốt hai ông đem chôn chung một mộ tại đồi thông Từ Hiếu. Năm 1956, bà Dương đã dựng bia mộ cho hai ông với dòng chữ “Trần Cao Quý Công – Thái Duy Quý Công chi mộ”.

Năm 1992, di tích ngôi mộ chung Thái Phiên và Trần Cao Vân được nhà nước cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo khang trang với đài tưởng niệm cao 4,3m, ngôi mộ xưa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn là nấm đất sỏi hình tròn, trước mộ là tấm bia dựng từ năm 1956. Toàn bộ ngôi mộ, đài tưởng niệm nằm trong hình chữ nhật 7,2m x 7,6m, chung quanh có lan can bao bọc.

Ngày nay, tên của Thái Phiên được đặt cho nhiều con đường và trường học tại các tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng nam, Hải Phòng, Buôn Mê Thuột, Vinh… Năm 1945, khi khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Đà Nẵng, từng có thời gian Đà Nẵng được đổi tên thành Thái Phiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục