Sao Hỏa – nạn nhân sơ khai của biến đổi khí hậu

Sao Hỏa – nạn nhân sơ khai của biến đổi khí hậu

Sao Hỏa - nạn nhân sơ khai của biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học tại Đại học Arizona, Mỹ, nhận định, sao Hỏa có thể là ví dụ điển hình về những thiệt hại xảy ra do hiệu ứng khí nhà kính

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học tại Đại học Arizona, Mỹ, nhận định, sao Hỏa có thể là ví dụ điển hình về những thiệt hại xảy ra do hiệu ứng khí nhà kính.

Môi trường của những ngày đầu trên sao Hỏa, tức khoảng 3,7 đến 4,1 tỷ năm trước, có khả năng thuận lợi để cho phép sự sống phát triển – cụ thể là các vi sinh vật đơn giản ăn hydro, carbon dioxide và thải khí methane. Cách thức tiêu thụ đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của các dạng sống vì chúng tạo ra quá nhiều chất thải methane đến mức có thể kích hoạt một “sự kiện làm mát toàn cầu”, chấm dứt tình trạng ấm áp tiềm ẩn.

Giáo sư Regis Ferrière, một trong những tác giả của nghiên cứu trên, nhận định, khi ấy, sao Hỏa có thể mát hơn Trái đất một chút, nhưng không lạnh ngắt như bây giờ. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra các kịch bản giả định về các hệ sinh thái trên sao Hỏa bằng cách tạo ra một mô hình về lớp vỏ sao Hỏa. Những gì họ phát hiện ra là sao Hỏa ban đầu ấm hơn và ẩm ướt hơn so với điều kiện khô và lạnh mà nó được biết đến như ngày nay. Đây cũng là nguồn nuôi dưỡng dồi dào cho các vi sinh vật có thể phát triển mạnh khoảng 4 tỷ năm trước.

Nguồn: https://soha.vn/sao-hoa-nan-nhan-so-khai-cua-bien-doi-khi-hau-20221018000818921.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục