Đạo Phật được coi là một tôn giáo minh triết bởi có giáo lý rất gần với khoa học. Đạo Phật không những chỉ giúp con người cách thoát khỏi khổ đau mà còn giúp họ phát triển trí tuệ, khai mở trí huệ. Phật Giáo nguyên thuỷ mang tính hiện sinh, rất gần gũi với đời sống con người, nhưng ngày nay đã bị làm hoen ố bởi nhiều “thầy chùa hổ mang”. Bài viết này dành cho những bạn muốn tìm hiểu về Đạo Phật với một góc nhìn tổng quan.
1. Xuất xứ từ 2600 trước
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập 2.600 năm trước. Ngài vốn là Thái tử Tất Đạt Đa, là con trai duy nhất của vua Tịnh Phạn, đã kết hôn và có con. Ngài là một nhân vật lịch sử có thật được cả thế giới công nhận.
Sau khi nhận thấy rõ chân tướng khổ đau của kiếp người sinh-lão-bệnh-tử, Ngài đã quyết tâm vượt cung thành để tìm chân lý – con đường giải thoát khỏi khổ đau và vòng luân hồi sinh tử khi mới 19 tuổi. Trải qua 5 năm tìm thầy học đạo, 6 năm khổ hạnh trong rừng già, sau cùng Ngài đã thành đạo dưới gốc cây Bồ đề sau 49 ngày thiền định. Kể từ đó, Ngài được gọi là Phật, là con người đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn. Năm đó Ngài 30 tuổi. Ngài đã dành cả cuộc đời còn lại để giảng dạy giáo pháp cho mọi người đến năm 80 tuổi. Tất cả những lời giảng của ngài được đệ tử tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, áp dụng vào đời sống để giúp con người thoát khỏi khổ đau và đạt tới an yên, hạnh phúc tự tại. Ở VN, Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất. Trải qua thăng trầm hàng ngàn năm, hiện nay Phật giáo chính là một trong những nền tảng đạo đức của dân tộc.
2. Giáo lý gần với khoa học
– Quan điểm về khổ đau: Được đề cập đến trong tứ diệu đế và bát chánh đạo. Đạo Phật cho rằng chúng sinh phải sống trong khổ đau bởi vì sinh ra mang thân xác đã là đau khổ. Bởi thân xác nó luôn có sự đòi hỏi, lòng tham, dục vọng vô bờ bến không bao giờ thoả mãn. Thân xác luôn bị chi phối bởi tam độc: tham, sân, si.
– Quan điểm về vạn vật: Tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, không phải do một bàn tay vô hình nào tạo nên cả. Vạn vật trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của luật nhân quả, biến đổi vô thường, trùng trùng duyên khởi. Khoa học cho rằng vũ trụ được tạo ra từ vụ nổ Big Bang. Vì vậy Phật giáo là tôn giáo gần với khoa học nhất.
– Quan điểm về thần thánh: Phật giáo là một tôn giáo vô thần, mọi chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo khác. Đức Phật kiên quyết phủ nhận bất cứ lời ca tụng thần thánh nào dành cho Ngài. Đức Phật nói rằng: “Ta là một người đàn ông, không phải là một vị thần, đừng nhìn ta mà hãy nhìn vào pháp của ta, và dùng đó làm ánh sáng soi sáng cho chính mình”. “Ta đã tìm được con đường, và bây giờ ta chỉ cho các ngươi con đường.”
– Quan điểm về trí tuệ: Đức Phật Thích Ca khuyên những người muốn theo Ngài chớ có tin một điều gì dù điều đó được ghi chép trong kinh điển, dù điều đó theo truyền thống từ ngàn xưa để lại, dù điều đó được những nói lên bởi những đạo sư,… mà phải dùng trí tuệ của mình để quán chiếu, soi xét và chỉ chấp nhận điều gì khi bản thân đã thấy nó đúng đắn và có ích. Muốn hiểu thấu được vạn vật, thì con người phải phát sinh được tình thương, lòng từ bi, bác ái, bao dung, độ lượng. Như thế, Phật giáo mang trong mình một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà chỉ người có trí tuệ mới có thể nắm bắt và thực hành được.
– Quan điểm về sự tu tập: Đức Phật dạy “Không ai có thể cứu vớt chúng ta bằng chính bản thân chúng ta”. Ngài không thể tu tập thay cho chúng sinh mà con người phải tự mình tu tập mới giải thoát được khỏi khổ đau, phiền não do tham sân si trói buộc. “Ta chỉ là người dẫn đường, các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Phật tính có sẵn trong mỗi con người, khi con người dần từ bỏ được bản ngã hướng tới vô ngã. Trên con đường tu tập, ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Phương pháp là thực hành thiền và chánh niệm. Con đường không phải là đến đâu mà là tự giải thoát, đạt đến sự giác ngộ và niết bàn.
Quan điểm về nhân quả: Số phận của chúng ta nằm trong tay chúng ta, không phải trong tay của Trời hay Thượng Đế cũng không phải trong tay của Đức Phật. Số phận của chúng ta đến từ nhân quả của chúng ta ở kiếp này và từ trong tiền kiếp. Vậy nên, nếu muốn nhận được nhiều phước báu thì mỗi người phải nên sớm tu tập, hành thiện.
- .https://kinhtehaiphong.vn/khai-mo-tu-duy-khong-phai-bay-gio-thi-la-bao-gio/
- .https://kinhtehaiphong.vn/tu-duy-khong-canh-tranh-cua-dao-chu-cong-pham-lai/
3. Thầy sư và thầy chùa
Có thể thấy, Đức Phật chính là một người thầy vĩ đại đã đạt đến sự cân bằng tuyệt đối, là người có năng lực trí tuệ và lòng từ bi lớn bởi đã dành cả cuộc đời để giúp đỡ mọi người bằng cách chỉ dẫn con đường giúp họ thoát khổ. Ngày nay, người ta tìm đến Đạo Phật trước là để mong tìm về với chốn bình yên nơi tâm hồn, sau là mong có thể phát sinh trí tuệ vô lượng. Vì vậy, những giáo lý mà Đức Phật để lại sẽ còn có giá trị đến muôn đời sau.
Ngày nay, chùa chiền chính là trường học chính quy của Đạo Phật, kinh điển là sách giáo khoa, phật tử là học sinh. Vị thầy dậy truyền dậy kinh Phật ở trong chùa được gọi là sư (thầy chùa), là người có trách nhiệm truyền dậy lại kinh phật cho các phật tử. Đối với Phật Tử, họ là thầy giáo, nên kính trọng họ như kính trọng những vị thầy giáo nếu họ có phẩm hạnh, có đạo đức. Thầy chùa là một người hết sức bình thường chứ không phải thần thánh. Họ không có quyền năng gì trong việc ban phước giáng họa cho mọi người. Có thể do lối sống và hành vi của họ hơi khác thường trong mắt những người còn thiếu trí tuệ nên nhiều người đã sùng bái họ quá mức và gán cho họ những năng lực không có thực.
Việc cúng bái, lạy lục những thầy chùa và xin họ ban phước cơ bản là sai. Với thói tham lam của nhiều người và thói quen muốn đổi chác nên đã tự biến mình thành những kẻ mê tin dị đoan, mê muội nhân tâm, biến một tư tưởng gần với khoa học thành một thứ tôn giáo của sự xin cho và ban phát.
Nắm bắt được tâm lý này, nhiều vị thầy chùa cũng tự thần thánh hoá mình để chuộc lợi với những việc làm như cúng dương sao giải hạn, bán vòng tay phong thuỷ đã được niệm chú… Bản thân họ là sư nhưng tin vào những giáo điều như vậy là đã tự mình trở thành những nô lệ của lòng tham và dục vọng. Bởi Người đến với Phật giáo là để thành tựu lý tưởng tự do, giải thoát chứ ko phải là cầu cạnh, sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật. Đức Phật nói rằng “tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Tham đắm vô mình là xa rời đạo phật.
4. Tu theo Phật
Tu là sửa mình, sửa lại những cái sai trong suy nghĩ, hành động, nói năng sao cho đúng. Tu theo Phật có rất nhiều điều răn, bởi Đạo Phật đã thành một hệ tư tưởng và đạo đức phổ quát (tại VN và nhiều nước châu Á).
Căn bản trong việc tu tập theo Đạo Phật là chấp hành giới – định – tuệ. Giới là sự ngăn giữ mình trong khuôn khổ đạo đức để không phạm vào ngũ dục: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dùng chất kích thích. Định là làm cho tâm yên ổn lại, không để ý nghĩ chạy lang thang khắp nơi, truy tìm về quá khứ, vọng tưởng tới tương lai (phương pháp thực hành là quán chiếu vào hơi thở). Tuệ là quan sát, tư duy đúng đắn, thấy biết được bản chất của vấn đề một cách chân thật (hiểu được quy luật của vạn vật là vô thường, cái “tôi” là giả tạm…)
Giữ giới thì tâm sẽ định, tâm định thì trí tuệ sẽ phát khởi, sáng suốt. Như mặt nước tĩnh lặng thì dễ thấy được những sự biến động dù là nhỏ nhất. Sự tu tập theo Đạo Phật luôn lấy việc quản lý thân tâm làm tôn chỉ. Trong đó có nhiều việc một Phật Tử cần làm như niệm Phật, ngồi thiền, ăn chay, cúng dường…
5. Một vài thuật ngữ trong Đạo Phật:
– Ăn chay: là cách nuôi dưỡng tình yêu thương đối với động vật, giúp con người sinh ra năng lượng yêu thương từ tâm ý tốt lành, từ bi, nhờ đó duy trì giới – định – tuệ, giúp trí tuệ sáng suốt và tâm thế bình an mỗi ngày.
– Thiền định: Là trạng thái thu tâm nhập định, giữ tâm hồn an trú trong hơi thở và chánh niệm.
– Niết Bàn: Là đạt tới trạng thái tâm sáng suốt và hạnh phúc chân thật, là hạnh phúc hoàn toàn tự thân, phát sinh từ bên trong chứ không phải từ những thứ vô thường, cám dỗ từ bên ngoài.
– Tam độc: “tham – sân – si” nói về 3 trạng thái tinh thần có hại trong con người: tham lam, ngu si, cố chấp. Tham – sân – si kiềm chế trí tuệ, trói buộc tâm thức của con người. Tam độc được mô tả qua hình ảnh phần chính giữa trong bức tranh “Bánh xe luân hồi” với hình ảnh con công, con rắn và lợn cắn đuô lẫn nhau trong một vòng tròn của nghiệp lực. Khi tái sinh sang những kiếp sống khác, chúng sinh sẽ phải đi theo nghiệp lực của mình với các nghiệp báo đã tạo ra từ trong quá khứ.
+ Tham là bám chặt vào những mong cầu. Vậy nên khát vọng cũng là một trạng thái của tham, tình yêu đôi lứa muốn sở hữu tình cảm của người khác cũng là tham. Vậy nên người Phật Tử thuần tuý theo đạo Phật sẽ không phù hợp làm ăn kinh tế hay có đời sống gia đình.
+ Khi bản thân không được thoả mãn lòng tham thì tâm bất toại nguyện. Sự bất toại nguyện ấy đuợc gọi là sân, là không bằng lòng, không vui với những gì mình đang nhận được.
+ Si là trạng thái lầm lạc, ảo tưởng khi cuồng tín tin vào điều gì không thực. Ðó là trạng thái mê mờ, ngu muội như bị một đám mây mờ che mắt làm cho tâm trí mù quáng, không phân biệt được thật giả, thiệt hơn.
– Giác ngộ: Là sự tỉnh thức hoàn toàn về dòng vận hành của Duyên và Nghiệp của vạn vật trong vũ trụ, bao gồm cả phần thể xác và tâm lý. Người giác ngộ bình thường sẽ bớt đi phiền não, sống đời an lạc, hạnh phúc tự thân. Người giác ngộ tuyệt đối là đã hoá Phật.
Phật Pháp trong đời sống: Tu tại tâm – Kinh tại ngôn – Thiện tại ý – Pháp tại công – Đạo tại Đời – Phật tại chúng sinh – Niết bạn tại thân tâm ý.
Một câu hỏi thú vị:
Phật giáo được coi là tôn giáo của trí tuệ, thì tại sao người nghèo theo Phật giáo thường sẽ mãi nghèo?
Trả lời: Của cải vật chất được tạo ra bởi những mong cầu, ham muốn, tranh đấu không ngừng nghỉ của loài người. Trong thế giới tự nhiên và trong môi trường kinh tế đều có chung quy luật cạnh tranh, kẻ mạnh sẽ thắng, kẻ yếu bị đào thải chứ không phải là quy luật bình đẳng như trong Đạo Phật. Vì vậy nếu người nghèo mà vẫn thấy đủ và hạnh phúc với những gì mình có thì sẽ không chịu lao động cật lực để làm ra của cải vật chất. Không tranh đấu thì làm sao có thể tồn tại và thoát nghèo được. Từ hàng ngàn năm trước, những nhà sư chỉ biết cầm bát tộ đi khất thực từng gia đình, còn ở Phương Tây, các linh mục đã cưỡi ngựa, cầm quân đi chinh phạt khắp thế giới, đem về biết bao nhiêu chiến lợi phẩm, tạo nên những cuộc thập tự chinh lịch sử. Sau đó, họ lại về xưng tội trước Chúa và lại làm linh mục. Đạo Phật làm yên lòng Phật Tử bằng những chuẩn mực đạo đức, hơn 2000 năm trước, Hoàng đế La Mã Julius Ceasar từng nói rằng “Ta sẽ chẳng thể thu phục nhân tâm, nuôi dưỡng quân đội và xây dựng đế chế này nếu không có các chiến lợi phẩm”
– GodMentor –