Nhiều người Việt tham gia khảo sát do Herbalife thực hiện tại châu Á – Thái Bình Dương muốn thay đổi cách ăn thiếu cân bằng, ít tập thể dục, thiếu ngủ để sống lành mạnh.
Công ty dinh dưỡng Herbalife Nutrition vừa công bố kết quả từ cuộc khảo sát thói quen cá nhân khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khảo sát được thực hiện vào tháng 8/2022 với sự tham gia của 5.500 người tiêu dùng từ 18 tuổi trở lên tại các thị trường Australia, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Mục đích là tìm hiểu những thay đổi trong hành vi, lối sống của người tiêu dùng kể từ khi đại dịch bắt đầu và những thói quen không lành mạnh mà họ dự định cải thiện trong 12 tháng tới.
Cuộc khảo sát trên 500 người Việt cho thấy, hệ miễn dịch suy giảm, tăng cân quá mức và sức bền hoặc thể lực kém đi là những tác động tiêu cực do thói quen và lối sống thiếu lành mạnh gây ra trong hai năm qua. Trong số những người tăng cân quá mức, gần một nửa (49%) tăng từ 3-5 kg, 28% tăng thêm từ 1-2 kg. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh (60%), ăn uống vô độ do căng thẳng (56%), ngừng tập thể dục và trở nên lười vận động hơn (48%), không ngủ đủ giấc (37%).
Trong số 500 người Việt tham gia, có 9 trong số 10 người muốn thay đổi các thói quen sống thiếu lành mạnh của bản thân hình thành trong giai đoạn Covid-19. Trong 12 tháng tới, ba thói quen không tốt mà nhiều người muốn loại bỏ nhất là ngủ không đủ giấc (60%), chế độ ăn uống thiếu cân bằng (53%) và ít tập luyên thể dục (53%).
- .https://kinhtehaiphong.vn/loai-tra-nam-my-giau-dinh-duong-trong-san-pham-cua-unicity/
- .https://kinhtehaiphong.vn/hang-loat-san-pham-ho-tro-giam-can-yeu-sinh-ly-chua-chat-cam/
Dưới đây là những thói quen trong lối sống mà nhiều người Việt muốn thay đổi qua cuộc khảo sát.
Chế độ ăn uống hoặc dinh dưỡng: Theo khảo sát, 7 trong số 10 người tiêu dùng tại Việt Nam (chiến 74%) hình thành các thói quen ăn uống hoặc dinh dưỡng không lành mạnh khi Covid-19 diễn ra. Việc ăn vặt liên tục đứng đầu danh sách các thói quen ăn uống thiếu tích cực. Cuộc khảo sát cũng cho thấy thế hệ Z (sinh ra từ năm 1997 đến 2012) và Millennial (sinh ra từ năm 1981 đến 1996) dễ có thói quen ăn uống, dinh dưỡng không lành mạnh hơn so với các thế hệ trước đó như thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1980) và Baby Boomers (79% so với 59%).
Hoạt động thể chất: Có những thay đổi rõ rệt liên quan đến hoạt động thể chất, khi hơn một nửa người Việt (chiếm 53%, cao nhất khu vực) người được hỏi cho biết bản thân tập thể dục nhiều hơn. Trong khí đó, 30% người tham gia khảo sát lại thừa nhận rằng họ đã ngừng tập thể dục hoặc vận động ít hơn. Những người thuộc nhóm này cho rằng lý do chính là do thiếu động lực, vì họ bận tâm đến những mối lo ngại khác phát sinh từ dịch Covid-19.
Giấc ngủ: Trung bình, 69% trong số người 500 người Việt được hỏi cho biết, giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như giấc ngủ không đều hoặc khó vào giấc do căng thẳng. So với các thế hệ đi trước, người thuộc thế hệ Z và Millennials là những người trải qua nhiều thay đổi tiêu cực nhất trong thói quen ngủ.
Kỳ vọng thay đổi lối sống tích cực trong 12 tháng tới
Với các tác động tiêu cực của những thói quen không lành mạnh được người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương quan tâm, có 8 trên 10 người Việt dự định thực hiện những thay đổi tích cực về lối sống trong 12 tháng tới. Họ muốn tập trung cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Những thói quen lành mạnh mà họ định áp dụng là hoạt động thể chất thường xuyên hơn (66%), xây dựng chế độ luyện tập hợp lý (61%), có giờ giấc ngủ đều đặn hơn (56%), tiêu thụ nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn (51%), tìm cách loại bỏ căng thẳng (52%), sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (46%).
Để xây dựng thói quen tốt, người được hỏi nhận thấy sự cần thiết của các nhóm hỗ trợ trong việc đạt được mục tiêu. 55% người thuộc thế hệ Z và Millennials đồng tình với điều này. Họ cho rằng một nhóm hỗ trợ rất quan trọng để giúp được những thay đổi tích cực về lối sống. Đó là nhóm hỗ trợ khai thác và chia sẻ kiến thức và chuyên môn (64%), cùng thực hiện các mục tiêu chung và chia sẻ những mối quan tâm chung (62%), cùng giúp nhau có trách nhiệm với bản thân và tạo động lực cho nhau (60%).
Nguồn: vnexpress