Nguyễn Thị Phương Thảo và hành trình đưa Vietjet Air trở thành doanh nghiệp hàng không tốt nhất Đông Nam Á

Với chiến lược kinh doanh đã làm là phải làm lớn và khác biệt, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi góp mặt trong top 25 doanh nhân nổi bất nhất châu Á do tạp chí Forbes bình chọn.

Nguyễn Thị Phương Thảo và hành trình đưa Vietjet Air trở thành doanh nghiệp tốt nhất ngành hàng không Đông Nam Á

Theo Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành hãng hàng không thương mại lớn mang tên Vietjet Air. Việc xây dựng Vietjet Air thành công cũng khiến cho bà trở thành một nữ doanh nhân giàu có. CEO VietJetAir là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và là người phụ nữ tự thân giàu có nhất Đông Nam Á với tổng tài sản trị giá 2,5 tỷ USD. Điều này chứng tỏ rằng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã có hướng đi và chiến lược kinh doanh đúng đắn khi quyết định đầu tư vào thị trường hàng không đầy khốc liệt.

Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, bà sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc. Năm 17 tuổi, bà đi du học tại Nga và theo đuổi ngành Kinh tế tài chính với bảng thành tích học tập xuất sắc. Từ ngày còn học ở Nga, Phương Thảo bắt đầu bén duyên với công việc kinh doanh. Khi ấy bà mới là cô sinh viên năm 2. Nhận thấy nhu cầu tiêu dùng có tiềm năng, bà Thảo bắt đầu kinh doanh đủ mọi thứ như: hàng điện tử, máy fax, máy vi tính, đồng hồ, hàng nông sản… từ các nước Châu Á sang Đông Âu. Bên cạnh đó, bà đã đưa về Việt Nam những mặt hàng khan hiếm như: phân bón, sắt thép, thiết bị,…

Chỉ sau 3 năm khởi nghiệp, bà Thảo đã có số tiền 1 triệu USD nhờ việc kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng và cao su tự nhiên. Sau đó, Phương Thảo đem hết số vốn này để chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như: sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.

Sau khi trở về Việt Nam, bà Thảo quyết định đầu tư vào hai lĩnh vực là tài chính và bất động sản. Năm 1992, bà Thảo kết hợp với chồng là doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng, thành lập Công ty Sovico, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực liên quan tới đầu tư, kinh doanh và tài chính. Vào năm 2000, bà Thảo đã góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và VIB tại Việt Nam. Tới năm 2003, bà Thảo trở thành Tổng giám đốc của Ngân hàng HD Bank.

Đến năm 2004, Phương Thảo đã thâu tóm và trở thành cổ đông chính của Tập đoàn địa ốc Phú Long và mua khách sạn 5 sao Furama Đà Nẵng. Bà trở thành người Việt đầu tiên chính thức sở hữu hệ thống nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế tại Việt Nam vào năm 2005.

Nỗ lực gây dựng Vietjet Air trở thành hãng hàng không đứng thứ hai ASEAN

Năm 2007, trong khi thị trường đang nặng định kiến về hàng không tư nhân và nam giới chiếm vị thế chủ yếu trong ngành này thì bà Nguyễn Thị Phương Thảo lại có quyết định táo bạo khi dấn thân vào lĩnh vực hàng không. Bà đã kêu gọi một nhà đầu tư khác thành lập nên Hãng hàng không tư nhân mang tên Vietjet.

Vào tháng 12/2011, Hãng hàng không tư nhân Vietjet chính thức cất cánh, mở ra một chương mới trong lĩnh vực hoạt động hàng không thương mại tại Việt Nam. Khi mới đi vào hoạt động, hãng hàng không Vietjet Air chỉ mở các đường bay nội địa với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng.

Năm 2013, Vietjet Air quyết định bỏ ra hơn 9 tỷ USD để thuê và mua thêm 100 máy bay Airbus. Thương vụ này được coi là sự bứt phá mạnh mẽ của một hãng hàng không tư nhân mới trong ngành thay vì chỉ độc quyền bởi Vietnam Airlines như trước đây.

Những thành công lớn của VietJetAir

Năm 2017, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, VietJetAir đã đạt được rất nhiều thành tựu, trở thành một hãng hàng không tư nhân nổi tiếng, cổ phiếu Vietjet niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM với vốn hóa thị trường là 1,4 tỉ USD. Trong năm 2014, Vietjet vận chuyển 23 triệu lượt khách, chiếm 46% thị phần hành khách nội địa. Con số này tương đương hơn một nửa lượt khách của AirAsia, hãng hàng không giá rẻ số một tại khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2018, doanh thu của Vietjet tăng 27% đạt mức 2,3 tỉ USD.

Khi nhận thấy nhu cầu du lịch hàng không tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương đang tăng cao, Vietjet đã đặt hàng tổng cộng 386 máy bay mới. Trong đó, có 200 chiếc từ Boeing và 186 chiếc từ Airbus.

Theo bà Thảo, khi làm kinh doanh, dù là bất cứ việc gì cũng cần phải cống hiến bằng 100% năng lực của chính, đừng bao giờ trông mong vào lợi thế. Khác với đàn ông làm kinh doanh, khi phụ nữ làm kinh doanh, họ sẽ có quỹ thời gian nhiều hơn phái nam vì họ không cần phải đi ngoại giao quá nhiều. Tuy nhiên, sự bất lợi của người phụ nữ khi làm kinh doanh là họ phải lo cho cả sự nghiệp lẫn gia đình, con cái của họ.

Là một người phụ nữ nhưng bà Phương Thảo đã có thể làm nên những điều phi thường. Không có con đường nào là dễ dàng cả, thành công chỉ đến khi bạn đặt hết niềm tin và đam mê vào điều mình theo đuổi. Với nữ CEO VietJetAir, sự lạc quan, óc hài hước chính là liều thuốc tinh thần giúp bà vượt qua mọi thách thức trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục