Ngọn tháp cao sừng sững 9 tầng, điểm đến ấn tượng ở Hải Phòng

Chùa tháp Tường Long là một ngôi chùa linh thiêng, đồng thời là địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với các du khách khi tới Đồ Sơn, Hải Phòng.

Đồ Sơn (Hải Phòng) là điểm đến du lịch nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa hàng trăm đến cả ngàn năm tuổi như Chùa Hang, đền Bà Đế, đền Long Sơn, đền Vạn Ngang… hay tháp Tường Long. Tháp Tường Long tọa lạc trên đỉnh núi Long Sơn cao 95,2 m so với mặt nước biển. Đây là ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn núi chạy dọc bán đảo Đồ Sơn.
Đồ Sơn (Hải Phòng) là điểm đến du lịch nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa hàng trăm đến cả ngàn năm tuổi như Chùa Hang, đền Bà Đế, đền Long Sơn, đền Vạn Ngang… hay tháp Tường Long. Tháp Tường Long tọa lạc trên đỉnh núi Long Sơn cao 95,2 m so với mặt nước biển. Đây là ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn núi chạy dọc bán đảo Đồ Sơn.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp Tường Long được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, tháp là nơi "tụ sơn tích thủy" nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Năm 2007, tháp Tường Long được phỏng dựng trên nền móng của tòa tháp xây từ thế kỷ thứ 11 và mất 10 năm để hoàn thiện. Đây là công trình kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp Tường Long được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, tháp là nơi “tụ sơn tích thủy” nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Năm 2007, tháp Tường Long được phỏng dựng trên nền móng của tòa tháp xây từ thế kỷ thứ 11 và mất 10 năm để hoàn thiện. Đây là công trình kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý.
Công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý.
Ngọn tháp hiện nay được phỏng dựng trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Tháp gồm 9 tầng, cao 37,14m. Phần chân tháp hình vuông có 4 lối lên xuống. Lòng tháp rỗng và là nơi đặt tượng Phật A Di Đà. Đây là bức tượng bằng đá ngọc nguyên khối được phỏng dựng như tượng Phật A Di Đà tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh).
Ngọn tháp hiện nay được phỏng dựng trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Tháp gồm 9 tầng, cao 37,14m. Phần chân tháp hình vuông có 4 lối lên xuống. Lòng tháp rỗng và là nơi đặt tượng Phật A Di Đà. Đây là bức tượng bằng đá ngọc nguyên khối được phỏng dựng như tượng Phật A Di Đà tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh).
Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. Theo Đại Nam nhất thống chí: Tháp Tường Long có 9 tầng, tháp cao 100 thước (1 thước = 0,45m), dựng trên khu đất rộng 1.000m2. Tháp Tường Long được coi là ngôi tháp cao nhất so với các công trình kiến trúc thời bấy giờ. Ngoài mục đích tôn giáo, tháp Tường Long còn có vai trò bảo vệ sự an nguy cho quốc gia, bởi đây là đài quan sát bảo vệ bờ cõi phía Đông Bắc của tổ quốc.
Theo sách “Đại Việt sử lược” thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là “thấy rồng vàng hiện lên” để ghi nhớ điềm lành. Theo Đại Nam nhất thống chí: Tháp Tường Long có 9 tầng, tháp cao 100 thước (1 thước = 0,45m), dựng trên khu đất rộng 1.000m2. Tháp Tường Long được coi là ngôi tháp cao nhất so với các công trình kiến trúc thời bấy giờ. Ngoài mục đích tôn giáo, tháp Tường Long còn có vai trò bảo vệ sự an nguy cho quốc gia, bởi đây là đài quan sát bảo vệ bờ cõi phía Đông Bắc của tổ quốc.
Năm 1978, di tích tháp Tường Long lần đầu được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật chính thức nhằm nghiên cứu toàn diện về công trình. Những viên gạch xây tháp được tìm thấy có khoét lõm, độ sâu vừa phải, khung hình chữ nhật, in nổi hai hàng chữ Hán về niên đại xây tháp: "Lý gia đệ tam đế, Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo". Dịch nghĩa: thời vua thứ ba triều Lý trị vì có niên hiệu Long Thụy Thái Bình làm ra viên gạch này, cũng có nghĩa làm ra công trình này.Qua những di vật còn lại, các nhà khảo cổ cho biết tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long. Cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên - Hà Nam), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo... (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên - Nam Định), tháp Tường Long được liệt vào hàng "đại danh lam" thời Lý.
Năm 1978, di tích tháp Tường Long lần đầu được các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật chính thức nhằm nghiên cứu toàn diện về công trình. Những viên gạch xây tháp được tìm thấy có khoét lõm, độ sâu vừa phải, khung hình chữ nhật, in nổi hai hàng chữ Hán về niên đại xây tháp: “Lý gia đệ tam đế, Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Dịch nghĩa: thời vua thứ ba triều Lý trị vì có niên hiệu Long Thụy Thái Bình làm ra viên gạch này, cũng có nghĩa làm ra công trình này.Qua những di vật còn lại, các nhà khảo cổ cho biết tháp Tường Long được xây cùng thời với tháp Báo Thiên ở kinh thành Thăng Long. Cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên – Hà Nam), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo… (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên – Nam Định), tháp Tường Long được liệt vào hàng “đại danh lam” thời Lý.
Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng quy mô, bề thế.Trong quần thể chùa tháp Tường Long có các tòa tiền đường, chính điện, hậu đường… đều khá rộng, kiến trúc cổ kính, uy nghi.
Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương. Điều này chứng tỏ tháp Tường Long xưa vô cùng quy mô, bề thế.Trong quần thể chùa tháp Tường Long có các tòa tiền đường, chính điện, hậu đường… đều khá rộng, kiến trúc cổ kính, uy nghi.
Điểm nhấn trong quần thể là công trình "Chùa vàng Thiên Trúc" được dát vàng bên trong. Đây là công trình tâm linh mang nét văn hóa Phật giáo nối liền giữa truyền trống và hiện đại.
Điểm nhấn trong quần thể là công trình “Chùa vàng Thiên Trúc” được dát vàng bên trong. Đây là công trình tâm linh mang nét văn hóa Phật giáo nối liền giữa truyền trống và hiện đại.
Điểm nhấn trong quần thể là công trình "Chùa vàng Thiên Trúc" được dát vàng bên trong. Đây là công trình tâm linh mang nét văn hóa Phật giáo nối liền giữa truyền trống và hiện đại.Tháp Tường Long được UBND TP Hải Phòng công nhận là điểm du lịch. Cạnh tháp Tường Long là nhà che hố khảo cổ hai tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn… làm từ gỗ, đá, ngói, gạch thời Lý.Từ khuôn viên chùa tháp, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh quận Đồ Sơn và bờ biển bao la.
Điểm nhấn trong quần thể là công trình “Chùa vàng Thiên Trúc” được dát vàng bên trong. Đây là công trình tâm linh mang nét văn hóa Phật giáo nối liền giữa truyền trống và hiện đại.Tháp Tường Long được UBND TP Hải Phòng công nhận là điểm du lịch. Cạnh tháp Tường Long là nhà che hố khảo cổ hai tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn… làm từ gỗ, đá, ngói, gạch thời Lý.Từ khuôn viên chùa tháp, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh quận Đồ Sơn và bờ biển bao la.

Nguồn: Báo Giao Thông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục