Năm điều cần làm trong ngày rằm tháng Giêng để mang lại may mắn, bình an

Từ xưa đến nay, cúng rằm tháng Giêng đã trở thành một phong tục không thể thiếu của người Việt Nam. Sắm sửa một lễ cúng vào ngày rằm đầu tiên của năm mới sẽ giúp gia chủ có một năm hạnh phúc, bình an. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết mình cần làm gì trong ngày rằm tháng Giêng nhé.

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu được bắt nguồn từ Trung Quốc, kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội trăng rằm đầu tiên của năm mới được bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.

Nhiều nơi quan niệm “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” nên những nghi lễ diễn ra trong ngày này thường được chuẩn bị rất chu đáo. Sau đây là một số việc cần làm vào ngày Rằm tháng giêng để có một năm yên bình, may mắn.

1. Đi lễ chùa

Đi lễ chùa dịp đầu năm thường mang ý nghĩa cầu mong được bình an, may mắn, có sức khỏe tốt và công việc cả năm suôn sẻ. Đặc biệt, trong ngày rằm tháng giêng, việc đi lễ chùa càng được khuyến khích. Khi đi lễ chùa, người dân chú ý không sắm lễ mặn, ăn mặc nghiêm trang, kín đáo. Quan trọng nhất là phải có thái độ thành tâm, bình thản, không mong cầu những thứ vật chất xa hoa, phù phiếm.

2. Phóng sinh

Việc phóng sinh được xem là là một trong những điều nên làm vào ngày rằm tháng Giêng. Một số loài động vật thường được thả trong ngày này đó là cá, chim sẻ, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa,… Khi phóng sinh, bạn nên chọn những chỗ không có người săn bắt để đảm bảo khi thả ra, các loại động vật đều có thể sinh sống được. Lưu ý hãy dọn dẹp rác khu vực phóng sinh và có ý thức bảo vệ môi trường sau khi phóng sinh.

3. Làm việc thiện

Làm việc thiện được xem là nghĩa cử cao đẹp của mỗi người trong cuộc sống. Việc làm này có thể được thực hiện mỗi ngày nhưng làm vào ngày rằm tháng Giêng thì sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều. Điều này không chỉ giúp đỡ những người kém may mắn hơn mà còn tạo được sự bình an trong tâm hồn của người cho đi. Có rất nhiều cách để làm việc thiện, kể cả những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Ví dụ như: công đức vào chùa, giúp đỡ người gặp khó khăn,…

4. Dọn dẹp bàn thờ

Lau dọn bàn thờ gia tiên là một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên tiêu, thể hiện sự tưởng nhớ và biết ơn đến tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Khi lau dọn cần lưu ý không xê dịch bát hương và thực hiện ở bài vị của thần Phật trước (nếu có), sau đó mới dọn bàn thờ tổ tiên. Bạn cần lưu ý, khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì nên dùng nước ấm, không nên dùng nước lạnh.

5. Chuẩn bị mâm cúng lễ

Ngày rằm tháng Giêng được xem là một dịp quan trọng trong năm, vì vậy mâm cúng lễ cần được chuẩn chị chỉn chu và đầy đủ. Hoa dùng để thờ cúng trên bàn thờ bắt buộc phải là hoa tươi, nên chọn hoa cúc hoặc hoa huệ trắng để dâng ban thờ. Đối với quả, bạn nên chọn các loại quả tươi và ngon.

Ngày rằm tháng Giêng các gia đình có thể sắm hai lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi, xôi, chè… Lễ cúng gia tiên gồm có hương hoa, đèn nến và kèm thêm trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn hoặc chay gồm các món như: thịt gà luộc, giò, đĩa xào, bát canh nấu.

Khi cúng lễ cần ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo và giữ một thái độ thành tâm để buổi lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục