Đầu tư trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng? Đâu là định hướng ổn định trong tương lai

Bạn có khoản tiền nhàn rỗi, đầu tư trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 7% bằng số tiền đó, bạn băn khoăn không biết chọn hình thức nào? Cùng Kinh tế đầu tư đi sâu và phân tích qua bài viết dưới đây để có sự so sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm và đưa ra lựa chọn cho tốt nhất bản thân nhé! 

Khái niệm đầu tư trái phiếu và gửi tiết kiệm

So sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm, dù là bất cứ hình thức nào thì điều mà nhà đầu tư mong muốn đó là lãi suất cao và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Ngân hàng nhà nước hạ mức lãi suất đồng thời ngân hàng cũng giảm lãi suất tiền gửi, trái phiếu doanh nghiệp cũng đang dừng ở mức lãi suất 15%/ năm. Vậy hình thức nào hấp dẫn hơn?

Đầu tư trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán ghi nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành (doanh nghiệp, chính phủ, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) đối với người nắm giữ trái phiếu. Khi đó, nhà phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ chi trả một khoản tiền nhất định (lãi suất xác định) theo đúng cam kết đã được ghi trong trái phiếu cho người sở hữu trái phiếu. 

Đầu tư trái phiếu là gì
Đầu tư trái phiếu là gì

Gửi tiết kiệm là gì?

Gửi tiết kiệm được hiểu là khoản tiền nhàn rỗi, chưa có mục đích sử dụng cũng không dùng để chi tiêu thường xuyên được chính chủ sở hữu gửi vào một tài khoản tiết kiệm của một ngân hàng. Khi hoàn tất thủ tục gửi tiết kiệm thì chủ sở hữu sẽ nhận được một khoản lãi theo thỏa thuận gửi tại thời điểm đó từ ngân hàng. H2: 4 
Hình thức phân loại trái phiếu phổ biến trên thị trường
Hiện này có trái phiếu có 4 hình thức được phân loại rõ ràng theo từng tiêu chí khác nhau: 

Cách phân biệt phổ biến dựa vào hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu vô danh: là trên trái phiếu sẽ không ghi tên người sở hữu.Trên trái phiếu có ghi mức lãi chi trả, đến ngày đáo hạn, người sở hữu TP mang trái phiếu ra ngân hàng để nhận tiền.
  • Trái phiếu ghi danh: trên trái phiếu bắt buộc phải ghi đầy đủ thông tin tên người sở hữu (trái chủ). Tất cả những quyền lợi của trái chủ đều có lưu trên hệ thống của doanh nghiệp phát hành .

Dựa vào đối tượng phát hành trái phiếu: được chia làm 3 nhóm đối tượng

–  Trái phiếu doanh nghiệp: được doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần phát hành nhằm mục đích huy động nguồn vốn mở rộng quy mô kinh doanh hoặc sản xuất.

– Trái phiếu chính phủ/ trái phiếu kho bạc: Để huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân hoặc từ các tổ chức doanh nghiệp kinh tế, chính phủ đưa ra 2 loại là trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu kho bạc. Nhiều người mua loại trái phiếu này vì họ tin uy tín của Chính phủ. Vì vậy loại trái phiếu này ít có rủi ro nhất. 

– Trái phiếu ngân hàng: Do ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phát hành để tăng thu hút vốn và mở rộng hoạt động. 

Căn cứ vào mức lợi tức phát hành chia làm 3 loại 

–  Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu có lãi suất biến đổi theo từng chu kỳ, được tính theo lãi suất có biến đổi theo một lãi suất tham chiếu của trái phiếu.

– Trái phiếu có lãi suất bằng không: trái chủ được quyền mua loại trái phiếu này với mức giá ưu đãi (giảm giá) thấp hơn giá thị trường và họ sẽ không nhận lãi suất. Nhưng theo quy định, khi đến ngày đáo hạn trái chủ vẫn sẽ nhận được tiền theo đúng mệnh giá. 

– Trái phiếu có lãi suất cố định: Căn cứ theo mức lãi suất cố định đã thỏa thuận để chi trả lợi tức cho chủ sở hữu trái phiếu (trái chủ) 

Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của đơn vị phát hành:

– Trái phiếu bảo đảm: Doanh nghiệp phát hành đưa tài sản ra để đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp phát hành mất khả năng thanh toán thì chủ sở hữu trái phiếu được quyền thu hồi tài sản và sang lại để thu hồi lại số tiền nhà phát hành đang nơ. Có 2 loại trái phiếu bảo đảm bao gồm:

– Trái phiếu có tài sản cầm cố: doanh nghiệp phát hành đảm bảo bằng cách cầm cố bằng tài sản cố định như bất động sản, nhà xưởng, máy móc,…để tăng độ tin tưởng, uy tín đảm bảo khả năng thanh toán cho trái chủ. Để tăng niềm tin và quyền lợi cho trái chủ, nhà phát hành thưởng sẽ đảm bảo bằng những tài sản có giá trị lớn hơn tổng mệnh giá trái phiếu phát hành.

– Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Doanh nghiệp phát hành không có khả năng thanh toán thị sẽ đem số chứng khoán ký quỹ để dễ dàng chuyển nhượng cho chủ sở hữu trái phiếu. 

– Trái phiếu không bảo đảm: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo, đây là loại trái phiếu mang nhiều rủi ro vì họ chỉ đảm bảo bằng uy tín doanh nghiệp.

Đặc điểm và những rủi ro thường gặp khi đầu tư trái phiếu

Hình thức đầu tư nào cũng có những mức rủi ro nhất định. Cần tìm hiểu về đặc điểm từng loại trái phiếu trước khi đầu tư để nhà đầu tư tránh được những rủi ro không đáng có.

Trái phiếu có những ưu điểm nổi bật nào?

Trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp cơ quan thì được gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu do kho bạc phát hành thị gọi là trái phiếu kho bạc, trái phiếu do chính phủ phát hành thì gọi là trái phiếu chính phủ.

Lãi thu được từ việc bán trái phiếu được gọi là khoản thu cố định. Đặc biệt, nhà đầu tư cần lưu ý khi doanh nghiệp không có khả năng chi trả lợi tức, doanh nghiệp bị phá sản vỡ nợ thì doanh nghiệp phát hành phải ưu tiên trả cho người giữ trái phiếu trước, trước khi chia phần còn lại cho các cổ đông. 

Đầu tư trái phiếu và 3 rủi ro thường gặp là gì?

Rủi ro về lãi suất: Lãi suất tỷ lệ nghịch với lượng trái phiếu bán ra. Lãi suất tăng, đối với những trái phiếu có mức lãi suất thấp nhà đầu tư sẽ loại bỏ, trái phiếu giảm giá bị thua lỗ.

Rủi ro về lạm phát: Lạm phát là sự trượt giá của đồng tiền. khi đó mọi chi phí sinh hoạt đều tăng giá nhanh chóng nhưng mức sinh lời từ trái phiếu không tăng nhiều, dẫn đến nhu cầu mua trái phiếu giảm, lợi tức thu về âm.

Đầu tư trái phiếu và 3 rủi ro thường gặp là gì

Đầu tư trái phiếu và 3 rủi ro thường gặp là gì

.https://kinhtehaiphong.vn/lan-dau-tien-trong-18-nam-nhan-vien-meta-nem-mui-ngheo-hang-nghin-nguoi-sap-mat-viec-phai-han-che-di-cong-tac/
.https://kinhtehaiphong.vn/khi-nao-nen-khoi-nghiep/

Rủi ro về thanh khoản: Nhiều nhà đầu tư phải ôm trái phiếu, không bán ra được do thị trường trái phiếu bị biến động. Chỉ có thể đợi đến thời điểm đáo hạn để doanh nghiệp thu về hoàn cho nhà đầu tư số vốn như ban đầu.

Rủi ro trong việc tái đầu tư: nhà đầu tư thường gặp trường hợp là không thể tái đầu tư trái phiếu với mức lãi suất ban đầu sau khi đã nhận tiền đầu tư xong đợt đầu, cho nên nhà đầu tư cần lưu ý, cho nên nhà đầu tư cần lưu ý. 

Những điểm nổi bật khi gửi tiết kiệm?

Đối với những khoản tiền nhàn rỗi, chưa có mục đích sử dụng đến thì Gửi tiền tiết kiệm cũng được xem là hình thức đầu tư. Điểm chung gửi tiết kiệm có và không kỳ hạn là cấp sổ tiết kiệm để tiện quản lý.
Đặc điểm và những rủi ro thường gặp khi đầu tư trái phiếu
Đặc điểm và những rủi ro thường gặp khi đầu tư trái phiếu 

Sổ tiết kiệm là chứng từ duy nhất và quan trọng chứng minh bạn có gửi tiền ở ngân hàng. Đảm bảo có sự chính xác và đồng nhất về thông tin cá nhân. Nên giữ gìn và bảo quản sổ cẩn thận
Tư vấn, thủ tục đơn giản nhanh chóng, lợi nhuận nhân được đúng theo thỏa thuận với ngân hàng, nhận lãi và gốc vào ngày đáo hạn. 

So sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm

Tham khảo bảng dưới đây để biết được ưu nhược điểm và phân biệt sự khác nhau giữa 2 hình thức

So sánh ưu và nhược điểm của trái phiếu và gửi tiết kiệm 

Ưu điểm Nhược điểm Hình thức đầu tư
Mua trái phiếu – Lãi suất ổn định trong từ 1-2 năm (8,7-9,5%)

– Lợi nhuận cao

– Được đảm bảo bằng tài sản cố định

– Chuyển nhượng trái phiếu linh hoạt

– Mua trái phiếu đơn giản, dễ thực hiện

– Rủi ro cao – Đa dạng nhiều loại trái phiếu để lựa chọn

– Dễ bị tác động bởi lãi suất trên thị trường dẫn đến giá trái phiếu bị giảm

Gửi tiền tiết kiệm – An toàn, không lo bị mất trộm 

– Khả năng sinh lời ổn định nhờ lãi suất ổn

– Việc mở tài khoản đơn giản nhanh chóng (mở tại quầy hoặc online)

– Rủi ro thấp

– Hạn chế rủi ro mất tiền do lạm phát

– Linh hoạt rút tiền khi cần

– Lãi suất thấp

– Khả năng sinh lời cũng chậm hơn các hình thức đầu tư khác

– Rút trước hạn không được nhận lãi

– Hình thức đa dạng với nhiều gói đầu tư và đối tượng khác nhau.

– Nhiều ưu đãi với khách hàng

Hình thức đầu tư của trái phiếu và gửi tiết kiệm có gì khác nhau?

Mới nghe thì thấy đầu tư trái phiếu và gửi tiết kiệm đều là hình thức đầu tư hưởng lợi nhuận, nhưng thực chất 2 hình thức này khác nhau hoàn toàn. Cùng tìm hiểu xem là gì nhé! 

Sự khác nhau Trái phiếu Gửi tiền tiết kiệm
Chứng chỉ ghi nợ Bán hoặc sang nhượng khi chưa đến thời hạn Tất toán trước hạn, không nhận được lãi suất
Về mặt định giá Thay đổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức ban đầu Giữ nguyên giá trị ổn định
Về rủi ro Nguy cơ mất trắng nếu mua phải trái phiếu doanh nghiệp kém uy tín Rất an toàn
Về lãi suất Lãi suất cao hơn gửi tiền ngân hàng Lãi suất thấp hơn trái phiếu

[Thắc mắc] nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng? Đâu là lựa chọn tốt nhất? 

Thông qua bảng so sánh về sự khác nhau giữa 2 hình thức, tùy theo nhu cầu của mỗi người và về sự hiểu biết đối với từng hình thức đầu tư để đưa ra sự lựa chọn về hình thức đầu tư nào đúng đắn và phù hợp. Đối với gửi tiền tiết kiệm, an toàn và ổn định nhưng chỉ với lãi suất thấp. Ngược lại, lãi suất cao đi kèm rủi ro cao thì chọn đầu tư trái phiếu.

3 Lưu ý khi đầu tư trái phiếu và gửi tiết kiệm mà ai cũng nên biết 

Đầu tư trái phiếu thì có nhiều hình thức khác nhau. Chính vì lý do các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu nên nhà đầu tư càng phải tìm hiểu kỹ về khả năng phát triển doanh nghiệp của đơn vị phát hành và tính khả thi khi chi trả lợi tức trái phiếu. 
3 Lưu ý khi đầu tư trái phiếu và gửi tiết kiệm mà ai cũng nên biết
3 Lưu ý khi đầu tư trái phiếu và gửi tiết kiệm mà ai cũng nên biết
Tránh tình trạng các nhà đầu tư tranh nhau mua trái phiếu và doanh nghiệp lợi dụng cơ hội đó phát hành trái phiếu sẽ gây ra tình trạng thua lỗ với những nhà đầu tư đã mua trước đó. Lưu ý khi mua trái phiếu: doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, nếu bạn có khả năng phân tích và dự báo rủi ro cộng thêm một chút máu liều với cơ hội thu lợi nhuận cao hơn thì nên đầu tư mua trái phiếu.
Còn nếu muốn an toàn và bền vững, lãi suất cao thấp không quan trọng thì bạn hãy chọn gửi tiền tiết kiệm.
Trên đây Kinh tế đầu tư gửi đến một số so sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm được chúng tôi tổng hợp lại. Thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp hết những câu hỏi khi đầu tư vào hai hình thức tren. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ tìm được cơ hội đầu tư thích hợp, an toàn và lợi nhuận bền vững trong tương lai! 
Theo: kinhtedautu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục