Chỉ cần một người mượn tiền mất uy tín sẽ khiến chúng ta không muốn cho ai mượn nữa.
“Tình bạn tốt nhất là không nên liên quan đến tiền”, nhiều người có suy nghĩ như vậy. Và cũng có nhiều người lại có quan điểm: “Bạn bè quý nhau là nên biết giúp nhau khi hoạn nạn”. Nhiều khi đứng giữa cho mượn hay không cho bạn mượn tiền cũng đã mất thời gian rất nhiều. Nhưng rõ ràng, 98-99% trong những người đọc bài này và những người ngoài kia khi thấy bạn bè chìa tay ra mượn tiền thì đều cho mượn. Thậm chí còn chưa kịp nghe hết lý do vì sao họ cần mượn tiền đã chuyển khoản đến người nhận hoàn tất.
Lúc người cho mượn tiền chính là lúc tình cảm dạt dào nhất dành cho người vay bởi rõ ràng ai cũng nghĩ nếu bản thân không cho mượn thì họ sẽ sống rất khó khăn và tồi tệ hơn là họ có thể không vượt qua được. Mượn tiền là hành vi đụng chạm đến rất nhiều yếu tố tình cảm cá nhân, lòng thương người và đùm bọc người thân yêu. Nói vậy để thấy rằng người cho mượn tiền rất quý trọng và có rất nhiều tình cảm với người vay tiền. Đôi khi niềm tin vô hình này bỏ qua cả khả năng trả nợ của người mượn.
“Cho mình mượn tiền một tháng sau trả đủ”. Mẫu câu của những lần chúng ta cho bạn bè mượn tiền đều tương tự như thế.
Sau hạn đó thì thật mừng nếu có những người bạn tự ý thức được tới hạn và hoàn trả tiền đầy đủ. Tiền bạc là một phạm trù liên quan đến tài sản riêng tư rất khó để mở lời và cũng không có một mẫu câu nào mở lời hay nhất khi nói đến tiền bạc. Chúng ta có thể nhắc đến tiền bạc chung chung nhưng để nói cụ thể về một món tiền thì quả thật rất khó.
Khó đó là khi người bạn kia bắt đầu trễ hẹn trả nợ vài ngày đến vài tuần. Có bao giờ bạn thấy ngại khi phải nói câu nhắc trả tiền hay chưa. Chắc chắn là có vì món tiền ấy đã trở thành thứ riêng tư khó bày tỏ.
Từ sau khi lời hứa trả tiền bị sai hạn thì mọi thứ suy nghĩ về mối quan hệ đã từng là thân thiết trước khi đều sẽ bị điều chỉnh theo một ý chí tiêu cực hơn. Lúc này, bạn nhận thức được bản thân đã trở thành “chủ nợ”. Một chủ nợ thật sự với một con nợ, chứ không chỉ đơn thuần là giữa hai người bạn nữa – Brad Klontz, chuyên gia tâm lý học tài chính của Mỹ từng có nhận định như vậy.
Trên thực tế, chuyên gia tâm lý, tài chính cho rằng hầu như các khoản vay nhờ tình bạn đều không được hoàn trả. “Bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần mất luôn tiền” với việc món nợ sẽ một đi không trở lại, Klontz nói.
Và rõ ràng, tự bạn thử nhẩm lại xem được bao nhiêu người trả nợ đúng hạn và bao nhiêu có ý định trả nợ cũng như trả nợ hoàn tất. Con số này thật sự chiếm tỷ lệ rất nhỏ mà thôi. Và một tỷ lệ khác lớn hơn là chủ nợ bắt đầu thể hiện vị thế của mình qua lời nói, hành động và sử dụng đến các biện pháp lý để nhờ hỗ trợ đòi món nợ.
Rõ ràng rằng, đến nước như này thì đâu còn ai giữ được tình bạn. Đâu ai có thể vui vẻ và chan chứa tình cảm, đầy lòng tin tưởng với người đã thất hứa như vậy. Tiền chưa chắc lấy lại được nhưng chắc chắn mối quan hệ này sẽ rạn nứt.
Sẽ không có một công thức nhất định cho việc có nên cho bạn bè mượn tiền. Mối quan hệ của chúng rất đa dạng, có những người rất thân và có những người chỉ là mối quan hệ mang tính xã hội và cũng có những người với bạn chỉ là qua đường. Tùy theo mức độ phân cấp mà bạn sẽ thiết lập “hạn mức tín dụng” nhất định với từng người cụ thể.
Vì cho bạn mượn tiền đồng nghĩa tỷ lệ tiền ra đi không trở lại rất cao nên hãy nghĩ thoải mái đấy là món tiền giúp đời. Nghĩ như vậy bạn sẽ không bị biến thành chủ nợ bất đắc dĩ mà chỉ là đơn thuần bạn có thiện chí giúp đỡ.
.https://kinhtehaiphong.vn/doi-bong-chuyen-nu-dep-nhat-the-gioi-co-xuat-than-rat-dac-biet/
.https://kinhtehaiphong.vn/trao-luu-flex-dang-hot-ran-ran-hien-nay-cu-the-la-gi/
Từ hạn mức tín dụng và nghĩ rằng tiền hỗ trợ, bạn sẽ cho phép chi ra bao nhiêu cho người muốn mượn. Đó có thể không phải toàn bộ số tiền mà bạn bè đang có nhu cầu. Nhưng rõ ràng trong tình huống khẩn cấp thì có còn hơn không. Họ sẽ huy động thêm từ những người khác. Đây cũng là cách giảm thiểu rủi ro cho những người cho cùng một người đang cho nhu cầu mượn.