Các bước tạo drama ở Việt Nam qua bộ phim Bố Già

Thời buổi này “khẩu vị” của xã hội thật lạ. Con người ta dù vẫn luôn trân trọng những giá trị tốt đẹp của văn hoá nhưng lại thích xem những thứ “sai, xấu, dở” của người khác để lấy đó làm câu chuyện phiếm cho mình. Và có cầu thì ắt có cung, rất nhiều những “kịch sĩ” đã nổi lên như cá trê gặp vũng bùn cùng sự tung hô giả tạo của công chúng, để tạo nên một thời kỳ thật lạ lùng “kịch sĩ là ai đồ”, “kịch sĩ là chân lý”.

Dưới đây là 5 bước thú vị để tạo nên một drama của những kịch sĩ ở Việt Nam qua bộ phim Bố Già, mời các bạn cùng xem và cho ý kiến.

Bước 1: Báo giật title rất hoành tráng hoặc rất trái chiều về một sự việc gây tranh cãi. Ví dụ: “trấn thành nói bộ phim Bố Già của tôi càng thành công chứng tỏ người Việt càng có vấn đề về tâm lý lớn”. -> Tạo Hiệu ứng ủng hộ hoặc hiệu ứng phẫn nộ từ người đọc.

Bước 2: Các báo khác và KOLs bắt đầu thấy “mồi” và nhẩy vào phân tích từng ngóc ngách vấn đề, đưa ra quan điểm đồng tình hoặc phản đối kịch liệt tus chính -> Drama bắt đầu phát tác. Một nhân vật chính dễ tạo drama thường là những gương mặt dễ “gây hoang mang”, bởi không tử tế hẳn mà cũng không đểu cáng hẳn, và nếu có sự hài hước để mọi người dễ dàng phán xét thì drama sẽ hiệu quả hơn. Cho nên những gương mặt hài nhảm luôn là sự lựa chọn phù hợp nhất cho việc tạo drama.

Bước 3: Một số KOLs khác sẽ tiếp tục đẩy sóng lên cao bởi việc làm video/viết bài nhận xét về các luồng quan điểm theo hướng rất khách quan để lấy lòng bên trung lập theo kiểu “tôi là người ngoài cuộc nhưng tôi rất hiểu biết về trường hợp này, sự thật là như vậy… như vậy… như vậy…” người đọc không bị rơi vào 2 nhóm đầu tiên thì sẽ rơi vào nhóm này và tự thấy mình cũng là người hiểu biết mặc dù đứng ngoài cuộc.

Bước 4: (nâng cao): Khi hiệu ứng chưa đủ mạnh, một số KOLs sẽ tiếp tục viết bài theo kiểu bới móc lại quá khứ để tạo cao trào… Ví dụ như “trấn thành từng nói trước truyền hình rằng ai không muốn xem hài nhảm thì tắt tivi…”. “trấn thành từng bị phạt 32 triệu đồng vì diễn Tô Ánh Nguyệt phản cảm…”. “người dân nói rằng đoàn làm phim của trấn thành không tình cảm…” “thằng thành nó tình cảm lắm, đến con chó bị ốm nó còn cho tiền…” Những thông tin này sẽ đưa người quan tâm vụ việc và nhân vật chính vào mê hồn trận thông tin trái chiều lẫn lộn. Người đọc cuối cùng không thể phân biệt được thực hư và chỉ tặc lưỡi “thôi thì chỉ biết trấn thành là người nổi tiếng, chứ chuyện của nó thế nào, mình chịu….”

Bước 5: Nhân vật chính ra mặt trải lòng, khóc lóc, hoặc thể hiện quyết tâm mạnh mẽ sẽ xử lý những vấn đề một cách gọn gàng. Có thể là mời cả anh công an giấu mặt vào cuộc.

Thường thì những drama dạng này sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày, hoặc một, hai tuần rồi sẽ lắng xuống. Sự quan tâm của dư luận lại nhanh chóng đổ dồn sang những drama khác.

Kết quả thế nào sau một series những thông tin bủa vây khắp nơi như vậy?

– Người hâm mộ sẽ càng hiểu rõ về idol của mình, thấy gần gũi và thương cảm idol của mình hơn, từ đó ủng hộ nhiều hơn.

– Người ghét thì sẽ càng thêm ghét hơn. Nhiều người còn nhân dịp này mà quy tụ anh em lập nhóm “Anti Fan…” rồi sau một thời gian lại thành nhóm bán hàng online.

– Người trung lập nhưng là một “cư dân mạng tích cực” thì cũng phải tò mò tìm hiểu xem trấn thành là ai mà lại lắm người ghét với lắm người thích như vậy.

– Nhân vật chính càng được nhiều lượt traffic thì sẽ càng thêm nổi tiếng. Rồi tất cả thông tin xấu/tốt đều sẽ dần lắng xuống, chỉ còn sự nổi tiếng ở lại.

– Các KOLs cũng có thêm những cơ hội thể hiện bản thân để ghi thêm điểm trong lòng cư dân mạng.

– Và đặc biệt là người xem, những “cư dân mạng hiếu kỳ” lại có thêm nhiều chuyện để bàn tán. Chẳng còn quan trọng đúng sai, bởi tất cả sẽ chỉ còn là những câu chuyện “xàm”.

– GodMentor –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục