Trong thời gian chưa đầy 3 năm, Malaysia đã 3 lần thay đổi chính phủ và bầu cử quốc hội trước thời hạn.
Cuộc bầu cử quốc hội sớm liệu có đưa lại ổn định chính trị và xã hội bền vững cho nước này hay không là câu hỏi chưa ai dám chắc câu trả lời.
Thực khách trong nhà hàng tại Kuala Lumpur theo dõi Thủ tướng Ismail Sabri giải tán quốc hội ngày 10.10 REUTERS |
- .https://kinhtehaiphong.vn/buc-tranh-muon-mau-cua-kinh-te-chau-a-thai-binh-duong/
- .https://kinhtehaiphong.vn/quan-mi-vua-an-vua-loi-nuoc-giua-tran-lut-ky-luc-o-thai-lan/
Chỉ có Thủ tướng đương nhiệm Ismail Sabri và đảng cầm quyền Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) kỳ vọng lớn ở bước đi mới này. Ở cuộc tổng tuyển cử năm 2018, UMNO bị phe đối lập làm gián đoạn kỷ nguyên cầm quyền kéo dài nhiều thập niên. Nhưng chỉ sau đó 3 năm, đảng này bất ngờ trở lại nhờ phe đang cầm quyền rạn vỡ sự đoàn kết. Dù trở lại, UMNO và Thủ tướng Ismail Sabri gặp nhiều khó khăn. Phe cầm quyền yếu thế, nội bộ chính trường và xã hội phân rẽ, dịch bệnh tác động tiêu cực, hai lãnh đạo chủ chốt của UMNO là cựu Thủ tướng Najib Razak bị tòa kết án tù và chủ tịch đảng Ahmad Zahid Hamidi đang đối diện khả năng hầu tòa với cáo buộc tham nhũng.
Ông Ismail Sabri và UMNO theo đuổi hai mục tiêu khi quyết định từ bỏ thời gian gần một năm còn có thể cầm quyền. Mục tiêu trước hết là hợp pháp hóa vị thế cầm quyền bằng lá phiếu của cử tri chứ không nhờ bất hòa trong nội bộ các đảng phái đối thủ chính trị. Tiếp đến là mục tiêu tránh bị thất cử nếu cuộc bầu cử diễn ra theo thời gian định sẵn vào năm sau, vì lo ngại rủi ro nếu tòa án kết thêm tội cho ông Najib và đưa ông Zahid ra xét xử. Bỏ ngắn như thế thì mới có cơ hội cầm quyền được dài hơn.