Văn hóa ứng xử nơi công sở là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nó cũng là điều vô cùng quan trọng với những người mong muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp, có được sự thăng tiến trong sự nghiệp. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn một số bí kíp sinh tồn nơi công sở, hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé.
Tinh tế với cấp trên
Nếu bạn là nhân viên, hãy học cách tinh tế với cấp trên nhé. Sếp là người mà bạn cần phải hành động một cách khôn ngoan và có chọn lọc. Bạn nên duy trì thái độ nhẹ nhàng nhất trong mọi cuộc giao tiếp và làm việc của bạn với họ. Đặc biệt là khi bạn bày tỏ ý kiến hoặc câu hỏi liên quan đến công việc. Hãy sử dụng một giọng điệu lịch sự, tôn trọng khi nói chuyện với cấp trên của bạn.
Một điểm lưu ý nữa là khi nói chuyện với sếp, bạn cần chú ý quan sát thái độ của sếp, tránh nói những lời lẽ thiếu chuyên nghiệp, gây mất lòng. Bạn có thể nhẹ nhàng và thẳng thắn về quan điểm của mình, trình bày một cách tinh tế để luôn ghi điểm trong mắt sếp.
Khi gặp vấn đề bất đồng trong công việc hay quan điểm với cấp trên, bạn vẫn cần giữ thái độ lịch sự nhất có thể và sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực. Trình bày quan điểm cá nhân để thảo luận và làm rõ vấn đề, không tranh luận gay gắt. Một khi bạn trở nên thành thạo các kỹ năng giao tiếp nơi công sở với cấp trên, chắc chắn rằng bạn sẽ trên đường đến đích thành công một cách nhanh chóng.
Luôn giữ thái độ kính trọng, lễ phép với sếp
Tôn trọng cấp trên là điều đầu tiên bạn cần phải làm trong giao tiếp nơi công sở. Không có bất kì ai có thiện cảm với một cấp dưới luôn coi thường và cãi lời sếp của mình. Bạn có quyền bày tỏ quan điểm của mình, bảo vệ ý kiến một cách trung thực trong công việc. Tuy nhiên, không được thể hiện thái độ bất mãn, khinh thường cấp trên khi đưa ra ý kiến, sự tôn trọng phải luôn được đặt lên hàng đầu.
Tôn trọng, thân thiện với đồng nghiệp
Tôn trọng tất cả mọi người trong công ty, đặc biệt là đồng nghiệp là yếu tố quan trọng trong văn hóa ứng xử nơi công. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thân thiện, hòa đồng với mọi người, không nên thu mình một góc. Việc trò chuyện và cởi mở sẽ giúp bạn được mọi người yêu quý, từ đó những buổi làm việc sẽ trở nên vui vẻ, sôi động hơn.
Bạn có thể luôn theo sát, quan tâm, lắng nghe giúp đỡ đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn trong công việc. Đồng thời, hãy luôn khiêm tốn và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp.
Không nên đề cập đến chuyện lương, thưởng
Lương và thưởng là những thứ không nên khoe khoang hay kể lể trong giao tiếp nơi công sở. Đây là vấn đề nhạy cảm của các doanh nghiệp, nhiều nơi lương của nhân viên còn là vấn đề bảo mật, vì thế không nên kể ra và so sánh, bàn tán về lương với người khác.
Không nói xấu đồng nghiệp, chia bè phái
Không nói xấu đồng nghiệp hoặc sếp là điều bạn cần phải ghi nhớ khi giao tiếp, ứng xử nơi công sở. Bạn không nên bàn tán những điều không hay về người khác tại nơi làm việc. Điều tối kị trong một công ty là việc nhân viên chia bè phái, có hiềm khích với nhau. Điều này sẽ khiến tập thể thiếu đi tinh thần đoàn kết, từ đsos mà hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút, công ty khó có thể phát triển.
Bí kíp để giao tiếp nơi công sở thông minh, khéo léo
Mỉm cười
Hãy luôn thể hiện mình là một người thân thiện, hòa đồng, giữ một thái độ tích cực và hứng khởi đối với công việc. Chính nguồn năng lượng mà bạn toả ra sẽ giúp bạn được người yêu quý.
Quan tâm đến những người xung quanh
Hãy luôn chú ý quan sát, quan tâm tới những người xung quanh. Đưa ra lời động viên, khích lệ khi họ có chuyện vui và sẻ chia khi họ gặp khó khăn. Luôn lắng nghe, thấu hiểu và sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho người khác.
Hoà giải mâu thuẫn
Nếu giữa các đồng nghiệp của bạn xảy ra bất đồng, mâu thuẫn và có hiềm khích với nhau thì hãy cùng ngồi xuống nói chuyện và giúp họ hoà giải. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ những người xung quanh.
Suy nghĩ kĩ trước khi nói
Mỗi khi nói gì, hãy nghĩ thật kĩ bởi lời nói đôi khi vô tình cũng khiến người khác cảm thấy khó chịu hoặc gây tổn thương cho họ. Hãy học cách ăn nói tinh tế và khéo léo trong môi trường công sở.
Nhìn nhận sự việc từ nhiều khía cạnh
Để có được sự đồng cảm với người khác, bạn nên đặt mình vào trường hợp của họ để thấu hiểu. Hãy thử nhìn sự việc dưới quan điểm của họ trước khi đưa ra một kết luận. Những người biết kiềm chế những cảm xúc của mình mới có thể đồng cảm với người khác và đưa ra quyết định đúng đắn được.
Không phàn nàn, than thở
Một môi trường công sở rất cần sự vui tươi, năng động để mọi ngươi có một tinh thần thoải mái khi làm việc. Sẽ thật tồi tệ khi mỗi ngày đến công ty, người khác lại phải lắng nghe những lời phàn nàn, than thở từ bạn. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc hoặc tâm sự những chuyện mình gặp phải với bạn bè sau giờ làm tại một địa điểm nào đó, có thể là quán cà phê. Tuyệt đối đừng đem những cảm xúc tiêu cực của bản thân vào môi trường công sở.