7 đặc trưng trong không gian sống của người Nhật

Cửa trượt, thảm tatami, không gian vườn đá… là nét đặc trưng trong kiến trúc Nhật Bản tạo cảm giác bình yên và nét truyền thống cho không gian sống.

Giữa nhịp sống hối hả của phố thị, nét chấm phá kiến trúc mang phong cách Nhật Bản giúp chủ nhà tìm thấy vẻ đẹp truyền thống trong những thiết kế hiện đại. Đặc trưng không gian sống của người Nhật được thể hiện thông qua sự gọn gàng, ngăn nắp trong trang trí thiết kế nội thất, tính hài hòa, hướng tới thiên nhiên, đồng thời, đảm bảo yếu tố truyền thống dung hòa với hiện đại.

Dưới đây là khoảng không gian đặc trưng trong phong cách thiết kế kiến trúc của người Nhật chủ nhà có thể tham khảo để áp dụng cho không gian sống.

Sân vườn

Người Nhật yêu thiên nhiên, nên trong không gian sống, thiết kế sân vườn được chú trọng với các yếu tố chủ đạo như cỏ cây, non nước, sỏi đá. Mỗi yếu tố này trong quan niệm của người Nhật thường tượng trưng cho các nguyên tố tự nhiên gồm đất, nước, lửa, gió. Cách bố trí sân vườn Nhật Bản mang đến vẻ đẹp bình dị, mộc mạc cho ngôi nhà, đồng thời, tạo cảm giác thư thái, cân bằng cho gia chủ.

Thiết kế sân vườn phong cách Nhật Bản mang đến mảng xanh cho không gian kiến trúc. Ảnh: INAX

Thiết kế sân vườn phong cách Nhật Bản mang đến mảng xanh cho không gian kiến trúc. Ảnh: INAX

Thông thường, có 3 phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản phổ biến gồm vườn đá Karesansui thường xuất hiện trong trà thất và thiền viện, vườn trà Chaniwa và sân vườn Kaiyu-Shikien…

Mái nhà

Ngoài sân vườn, mái nhà cũng là một trong những nét kiến trúc đặc trưng trong không gian sống của người Nhật. Có bốn loại mái nhà cho kiến trúc truyền thống Nhật Bản bao gồm: Kirizuma (mái đầu hồi), Yosemune (mái hông), Irimoya (mái hông và đầu hồi) và Hogyo (mái hình chóp).

Mái nhà Yosemune theo phong cách Nhật Bản tại khách sạn Higiri Jizoson Kannon-in, khu nghỉ dưỡng mang phong cách một ngôi đền ở thành phố Kiryu, tỉnh Gunma. Ảnh: INAX

Mái nhà Yosemune theo phong cách Nhật Bản tại khách sạn Higiri Jizoson Kannon-in, khu nghỉ dưỡng mang phong cách một ngôi đền ở thành phố Kiryu, tỉnh Gunma. Ảnh: INAX

Vật liệu làm mái cho các tòa nhà truyền thống của Nhật Bản chủ yếu là tranh, ngói, tre, kim loại và đá. Ngói được sử dụng cho mái nhà truyền thống Nhật Bản. Tùy theo mục đích xây dựng các công trình, mái nhà được bố trí với độ dốc khác nhau.

Ngoài chất liệu ngói, mái tranh cũng là một trong những nét đặc sắc của kiến trúc Nhật Bản xưa. Hiện các kiến trúc sư Nhật Bản hiếm khi sử dụng mái nhà tranh trong các thiết kế, nhưng ở đầu thế kỷ 20, những ngôi nhà mái tranh vẫn khá phổ biến. Ngày nay, một số ngôi nhà mái tranh được bảo quản tốt là điểm thu hút du khách như nhà Shirakawago ở tỉnh Gifu.

Hành lang hông

Hành lang bên hông hay còn gọi là phần hiên nhà trong phong cách thiết kế của người Nhật. Ngoài chức năng kết nối các phòng trong nhà, hành lang hông được sử dụng để ngăn cách giữa không gian. Ngoài ra, việc thiết kế hiên nhà trong những ngôi nhà truyền thống của người Nhật giúp đón gió và ánh sáng tự nhiên vào trong nhà.

Vào những ngày thời tiết đẹp như mùa xuân hoặc thu, người Nhật thường ngồi thưởng trà hay hóng gió ở không gian này. Ảnh: INAX

Vào những ngày thời tiết đẹp như mùa xuân hoặc thu, người Nhật thường ngồi thưởng trà hay hóng gió ở không gian này. Ảnh: INAX

Lối vào kiểu Nhật

Lối vào nhà người Nhật có tên gọi riêng là genkan. Đây là khu vực chủ nhà chào đón khách, sau đó khách sẽ bỏ giày và thay dép đi trong nhà.

Điều làm nên nét độc đáo của genkan Nhật Bản là cách bước đi theo phong tục. Khi đến nhà, khách bước lên genkan thấp hơn, tháo giày sau đó mới bước vào phần còn lại của ngôi nhà. Bước này đánh dấu sự khác biệt ở genkan và không gian sống.

Genkan trong văn hóa người Nhật. Ảnh: guidable

Genkan trong văn hóa người Nhật. Ảnh: guidable

Với những ngôi nhà có diện tích rộng, chủ nhà thường thiết kế tủ giày bằng gỗ với nhiều ngăn giúp mọi người trong nhà và khách đến chơi có thể đặt giày trong tủ một cách gọn gàng. Để tăng thêm vẻ đẹp cho khu vực sảnh, người Nhật thường đặt đồ trang trí bằng gốm sứ, bình hoa tươi, tranh treo tường…

Tuy nhiên, với những khu vực sảnh hẹp trong những ngôi nhà có diện tích nhỏ, người Nhật lại thường sử dụng hốc tường để đặt đồ trang trí giúp khoảng không gian nhỏ này tạo được điểm nhấn tinh tế cho ngôi nhà.

Cửa trượt

Những cánh cửa trượt trong ngôi nhà truyền thống của người Nhật có thể sử dụng để ngăn mưa, phân chia các phòng chức năng và điều chỉnh lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà theo ý muốn của gia chủ. Thông thường, tại Nhật Bản có hai loại cửa trượt gồm Fusuma và Shoji.

Biệt thự nghỉ dưỡng Nowhere But Hayama là nơi du khách có thể trải nghiệm đầy đủ văn hóa và vẻ đẹp tinh tế của kiến trúc Nhật Bản. Ảnh: INAX

Biệt thự nghỉ dưỡng Nowhere But Hayama là nơi du khách có thể trải nghiệm đầy đủ văn hóa và vẻ đẹp tinh tế của kiến trúc Nhật Bản. Ảnh: INAX

Theo đó, Fusuma được sử dụng để chia các phòng lớn thành các phòng riêng nhỏ hơn. Ngoài chức năng ngăn chia và trang trí không gian, Fusuma còn có tác dụng bảo vệ khỏi cái lạnh vào mùa đông và cái nóng vào mùa hè vì có chức năng cách nhiệt.

Khác với Fusuma, Shoji thường được sử dụng ở không gian cửa số vì chất liệu giấy cho phép loại cửa trượt này để ánh sáng tự nhiên xuyên qua phòng. Với chất liệu này, Shoji khuếch tán ánh sáng mặt trời vào nhà nhưng vẫn giữ được sự riêng tư về thị giác. Loại cửa này cũng có khả năng cách nhiệt và thoát ẩm.

Thảm Tatami

Thảm Tatami là một phần trong lối sống truyền thống của người Nhật. Tatami là thảm rơm thường được sử dụng để lót sàn. Loại thảm này giúp điều chỉnh độ ẩm trước cái nóng của mùa hè và cái lạnh vào mùa đông. Thảm Tatami cũng phù hợp với văn hóa đi chân trần trong nhà và ngồi, ngủ trên sàn của Nhật Bản.

Bồn tắm

Theo quan niệm của người Nhật Bản, phòng tắm là nơi giúp con người thư giãn và cân bằng lại cuộc sống sau những ngày lao động vất vả. Không giống như một số nước, nhà tắm và nhà vệ sinh được gộp luôn vào một phòng thì ở Nhật, hai phòng này tách biệt hoàn toàn.

Bồn tắm kiểu Nhật nhỏ, sâu và có ghế ngồi bên cạnh. Những chiếc bồn tắm này đang dần trở thành một xu hướng ở các nước Á Đông vì những lợi ích của nó đối với sức khỏe người sử dụng.

Bồn tắm đặt sàn INAX phù hợp với không gian kiến trúc đặc trưng của người Nhật. Ảnh: INAX

Bồn tắm đặt sàn INAX phù hợp với không gian kiến trúc đặc trưng của người Nhật. Ảnh: INAX

Lắng nghe tiếng nước chảy, ngâm mình trong bồn tắm là cách giúp gia chủ lấy lại tinh thần sau ngày dài mệt mỏi. Lấy cảm hứng từ bồn tắm kiểu Nhật, bồn tắm đặt sàn INAX với màu sắc hài hòa, phù hợp với những nét kiến trúc đặc trưng của người Nhật mang đến vẻ đẹp tinh tế cho không gian sống của chủ nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin cùng chuyên mục